fbpx

IT Blog

Bước 2: Cách phát wifi trên laptop Win 10 bằng MyPublicWifi
Thủ thuật

[HƯỚNG DẪN] 4 Cách xem pass wifi Win 10 đơn giản

Các cách xem pass wifi Win 10 nhanh chóng mà bạn có thể tham khảo: xem pass wifi Win 10 bằng “Open Network & Internet settings”, “Command Prompt”,… Ngoài ra, bạn có thể xem thêm cách sửa lỗi wifi limited, chia sẻ mật khẩu wifi và phát wifi trên laptop Win 10 trong bài viết dưới đây!

4 Cách xem pass wifi Win 10 nhanh chóng, đơn giản

Cách xem pass wifi Win 10 bằng “Open Network & Internet settings”

Bước 1: Nhấn chuột phải vào biểu tượng wifi trên thanh Taskbar > bấm “Open Network & Internet settings”.

Bước 1. Cách xem pass wifi trên Win 10 bằng “Open Network & Internet settings”
Bước 1. Cách xem pass wifi trên Win 10 bằng “Open Network & Internet settings”

Bước 2: Chọn “Status” > “Network and Sharing Center”.

Bước 2. Cách xem pass wifi Win 10 bằng “Open Network & Internet settings”
Bước 2. Cách xem pass wifi Win 10 bằng “Open Network & Internet settings”

Bước 3: Chọn wifi mà bạn đang kết nối ở mục “Connections” > “Wireless Properties”.

ước 3.1. Cách xem pass wifi Win 10 bằng “Open Network & Internet settings”
Bước 3.1. Cách xem pass wifi Win 10 bằng “Open Network & Internet settings”
Bước 3.2. Cách xem pass wifi Win 10 bằng “Open Network & Internet settings”
Bước 3.2. Cách xem pass wifi Win 10 bằng “Open Network & Internet settings”

Bước 4: Chọn mục “Security” > “Show characters”, bạn sẽ thấy mật khẩu hiện ở mục “Network security key”.

Bước 4. Cách xem pass wifi Win 10 bằng “Open Network & Internet settings”
Bước 4. Cách xem pass wifi Win 10 bằng “Open Network & Internet settings”

Cách xem pass wifi trên máy tính Win 10 bằng “ncpa.cpl”

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím “Windows + R”, nhập “ncpa.cpl”, nhấn “OK”.

Bước 1. Cách xem pass wifi Win 10 bằng “ncpa.cpl”
Bước 1. Cách xem pass wifi Win 10 bằng “ncpa.cpl”

Bước 2: Chọn mục wifi hiển thị trên cửa sổ.

Bước 2. Cách xem pass wifi Win 10 bằng “ncpa.cpl”
Bước 2. Cách xem pass wifi Win 10 bằng “ncpa.cpl”

Bước 3: Chọn “Wireless Properties” > “Security” > “Show characters”. Ở mục “Network security key”, mật khẩu sẽ được hiển thị.

Bước 3.1. Cách xem pass wifi Win 10 bằng “ncpa.cpl”
Bước 3.1. Cách xem pass wifi Win 10 bằng “ncpa.cpl”
Bước 3.2. Cách xem pass wifi Win 10 bằng “ncpa.cpl”
Bước 3.2. Cách xem pass wifi Win 10 bằng “ncpa.cpl”

Cách xem pass wifi trên laptop Win 10 bằng “Command Prompt”

Nếu chưa thay đổi thông tin đăng nhập của bộ định tuyến router, bạn có thể tìm thấy mật khẩu wifi của máy tính Windows 10 từ trang web của bộ định tuyến.

Bước 1: Mở cửa sổ “Command Prompt” trên Windows 10. Bạn có thể nhấn tổ hợp phím “Windows + R”, rồi nhập “cmd”, nhấn “OK” để có thể truy cập vào cửa sổ “Command Prompt”.

Bước 2: Để xem lại những wifi đã kết nối trên máy tính Win 10, bạn hãy gõ “netsh wlan show profile” trong cửa sổ “cmd”, nhấn “Enter”.

Bước 3: Để xem lại mật khẩu của bất kỳ wifi nào, bạn hãy nhập lệnh “netsh wlan show profile name”=[tên wifi] key=clear. Trong đó, [tên wifi] là mạng wifi đã được kết nối với Windows 10. Ví dụ, tên wifi là ABC-Link_7A13_6G thì câu lệnh bạn cần gõ là “netsh wlan show profile name=ABC-Link_7A13_6G key=clear”.

Bước 4: Trong cửa sổ “Command Prompt”, bạn tìm mục “Key Content” là mật khẩu wifi mà máy tính Win 10 đã kết nối.

Cách xem lại pass wifi trên Win 10 bằng “Windows PowerShell”

Bước 1: Chọn biểu tượng tìm kiếm trên Taskbar > gõ “Windows PowerShell” > bấm vào ứng dụng “Windows PowerShell”.

Bước 1. Cách xem pass wifi Win 10 bằng “Windows PowerShell”
Bước 1. Cách xem pass wifi Win 10 bằng “Windows PowerShell”

Bước 2: Sau khi cửa sổ “Windows PowerShell” xuất hiện, bạn gõ dòng lệnh “netsh wlan show profile” để hiển thị các wifi mà bạn từng kết nối.

Bước 2. Cách xem pass wifi Win 10 bằng “Windows PowerShell”
Bước 2. Cách xem pass wifi Win 10 bằng “Windows PowerShell”

Bước 3: Bạn gõ dòng lệnh “netsh wlan show profile= “tên wifi” key=clear” để biết mật khẩu của wifi cần tìm kiếm. Sau đó, tìm “Key Content” là mục hiển thị mật khẩu wifi.

Bước 3. Cách xem pass wifi Win 10 bằng “Windows PowerShell”
Bước 3. Cách xem pass wifi Win 10 bằng “Windows PowerShell”

Cách sửa lỗi wifi limited trên Win 10

Cách 1: Cài đặt lại Wireless Adapter

Bước 1: Bấm “Windows + R” để mở hộp thoại “Run” > nhập từ khóa “powercfg.cpl” > “Enter”.

Bước 1. Cách sửa lỗi wifi limited trên Win 10
Bước 1. Cách sửa lỗi wifi limited trên Win 10

Bước 2: Chọn “Change plan settings” > “Change advanced power settings”.

Bước 2. Cách sửa lỗi wifi limited trên Win 10
Bước 2. Cách sửa lỗi wifi limited trên Win 10

Bước 3: Tại cửa sổ “Power Options”, trong mục “Wireless Adapter Settings”, bạn chọn “Maximum Performance” > nhấn “OK”.

Sau đó, bạn kiểm tra lại khả năng kết nối wifi của máy tính. Nếu không khả thi, bạn có thể chuyển sang cách thứ 2.

Cách 2: Xóa driver của wifi trên laptop và cài đặt lại

Bước 1: Tại màn hình chính, click chuột phải vào nút “Start” > chọn “Device Manager”.

Bước 2: Tìm mục “Network adapters” > “Realtek PCIe FE Family Controller” > chọn “Uninstall”.

Bước 2. Cách xóa driver của wifi trên laptop và cài đặt lại
Bước 2. Cách xóa driver của wifi trên laptop và cài đặt lại

Bước 3: Bấm vào mục “Scan for hardware changes” để hệ thống tự nhận diện và cài lại driver.

Cách chia sẻ mật khẩu wifi trên Win 10 bằng Wifi Sense

Bước 1: Vào menu Start > chọn “Settings”.

Bước 1. Cách chia sẻ mật khẩu wifi trên Win 10 bằng Wifi Sense
Bước 1. Cách chia sẻ mật khẩu wifi trên Win 10 bằng Wifi Sense

Bước 2: Trong cửa sổ “Settings”, chọn “Network & Internet”.

Bước 3: Sau đó, bạn chọn “Wifi” > “Manage Wifi settings” rồi bật chức năng của “Wi-Fi Sense” như trong hình.

Bước 3. Cách chia sẻ mật khẩu wifi trên Win 10 bằng Wifi Sense
Bước 3. Cách chia sẻ mật khẩu wifi trên Win 10 bằng Wifi Sense

Bước 4: Cuối cùng, bạn chọn thiết bị muốn chia sẻ là xong.

Bước 4. Cách chia sẻ mật khẩu wifi trên Win 10 bằng Wifi Sense
Bước 4. Cách chia sẻ mật khẩu wifi trên Win 10 bằng Wifi Sense

Cách phát wifi trên laptop Win 10

Cách phát wifi trên laptop Win 10 bằng Connectify

Bước 1: Cài phần mềm “Connectify Hotspot” trên máy tính.

Bước 2: Mở “Connectify Hotspot”, chọn thẻ “Settings” > đặt tên và mật khẩu cho tín hiệu wifi.

Hotspot Name: Nhập tên tín hiệu sóng wifi để phân biệt tín hiệu của bạn và những người khác. Bạn nên đặt tên cho tín hiệu wifi là “Connectify – tên thiết bị”.

Password: Nhập mật khẩu để hạn chế những người truy cập mà bạn không mong muốn.

Mục “Internet to Share”: Nhà sản xuất cho phép bạn lựa chọn thiết bị kết nối để phát tín hiệu wifi.

Mục “Share over”: Giúp bạn chia sẻ tín hiệu theo sóng wifi hoặc đường dây mạng.

Mục “Sharing Mode”: Lựa chọn chế độ bảo mật cho tín hiệu wifi.

  • Wifi Access Point, Encrypted (WPA2): Chế độ bảo mật wifi cao cấp.
  • Wifi Ad-Hoc, Open: Chế độ bảo mật wifi trung bình.
  • Wifi Ad-Hoc, Encrypted (WEP): Chế độ bảo mật wifi thấp.

Bước 3: Sau khi đã thiết lập những thông số trên, bạn chọn “Start Hotspot” để bắt đầu phát tín hiệu.

Bước 3.1. Cách phát wifi trên laptop Win 10 bằng Connectify
Bước 3.1. Cách phát wifi trên laptop Win 10 bằng Connectify

Nếu muốn tắt tín hiệu wifi từ laptop, bạn bấm “Stop Hotspot” để đóng chương trình.

Bước 3.2. Cách phát wifi trên laptop Win 10 bằng Connectify
Bước 3.2. Cách phát wifi trên laptop Win 10 bằng Connectify

Với cách phát wifi trên laptop Win 10 bằng Connectify, bạn sẽ phát được wifi mà không cần đến các thiết bị chuyên dụng khác như: modem, router. Chính vì sự tiện dụng này, Connectify được nhiều người yêu thích và sử dụng.

Cách phát wifi trên laptop Win 10 bằng MyPublicWifi

Bước 1: Cài đặt và mở phần mềm MyPublicWifi.

Bước 2: Trên giao diện của MyPublicWifi, mục “Settings”, bạn chọn “Automatic Hotspot Configuration” và điền đầy đủ những thông số thiết lập.

Network name (SSID): Tên của điểm phát wifi.

Network key: Mật khẩu wifi. Bạn nên cài đặt mật khẩu wifi để ngăn một số người tự động kết nối vào wifi của mình khi chưa được cho phép. Lưu ý: Độ dài của mật khẩu wifi nhiều hơn 8 ký tự.

Enable Internet Sharing: Chọn cách thức chia sẻ wifi.

Bước 2: Cách phát wifi trên laptop Win 10 bằng MyPublicWifi
Bước 2: Cách phát wifi trên laptop Win 10 bằng MyPublicWifi

Bước 3: Chọn “Set up and Start Hotspot” để chia sẻ wifi. Phần mềm sẽ tự động chạy trong một khoảng thời gian đến khi chuyển sang dòng chữ “Stop Hotspot” nghĩa là quá trình phát wifi đã hoàn tất.

Trên đây là những thông tin cơ bản về cách xem pass wifi Win 10, sửa lỗi wifi limited, mở nhanh “Manager Wifi”, chia sẻ mật khẩu wifi và phát wifi trên laptop mà Công ty TNHH Công nghệ PECO đã chia sẻ. Hy vọng bạn đã biết thêm những thông tin hữu ích sau khi đọc bài viết này. Nếu có nhu cầu kiểm tra hệ thống cáp Internet, đường truyền dẫn cho máy tính, bạn hãy liên hệ ngay Công ty TNHH Công nghệ PECO để được hỗ trợ nhanh chóng!

WordPress Lightbox Plugin