fbpx

IT Blog

Những bộ phận nào cấu thành một server?
Nhịp sống số

Những Bộ Phận Nào Cấu Thành Một Server – Bạn Đã Biết?

 Server đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp. Khái niệm về server tuy không quá mới lạ nhưng cũng có rất nhiều người chưa biết. Những bộ phận nào cấu thành một server? Để giúp quý vị hiểu hơn về server, dưới đây chính là bài viết cung cấp thông tin về những bộ phận cấu thành một server hoàn chỉnh. 

Định nghĩa về server

Server còn được gọi là máy chủ
Server còn được gọi là máy chủ

Server còn được gọi là máy chủ. Đây chính là một máy tính kết nối với Internet hoặc mạng máy tính, có địa chỉ IP tĩnh và khả năng xử lý lớn. Nó được sử dụng để cài đặt phần mềm và cung cấp dịch vụ cho các máy tính khác trên mạng. Đồng thời, server còn giúp lưu trữ và quản lý dữ liệu trong quy mô lớn hơn so với máy tính thông thường.

Những bộ phận nào cấu thành một server?

Những bộ phần nào cấu thành một server? Đây chắc chắn chính là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Để hiểu rõ hơn về máy chủ, dưới đây chính là những bộ phận cần thiết để tạo nên một máy chủ hoàn chỉnh.

Mainboard sever

Mainboard server còn có tên gọi khác là bo mạch chủ. Bo mạch chủ là mạch điện chính của hệ thống. Có nhiệm vụ kết nối và truyền dẫn giữa các thiết bị khác nhau trong máy. Mainboard bao gồm những khe cắm sockets cho phép gắn thêm các bo mạch phụ, các kênh truyền dữ liệu, bộ xử lý, khe chứa bộ nhớ, cũng như giao diện gắn các thiết bị ngoại vi. Main server cũng có thể được tích hợp sẵn các mạch điều khiển cho modem, âm thanh, và card màn hình.

CPU server

CPU server (Central Processing Unit) chính là bộ phận quan trọng nhất điều hành của hệ thống. CPU server là một mạch tích hợp phức tạp các transistor trên một bảng mạch nhỏ. CPU server này chịu trách đảm nhận bộ xử lý trung tâm của máy chủ và được xem như là bộ não quan trọng nhất của hệ thống. Có nhiều loại CPU máy chủ trên thị trường với chất lượng đa dạng.

Ram server

RAM server quyết định khả năng xử lý của máy chủ
RAM server quyết định khả năng xử lý của máy chủ

RAM server quyết định khả năng xử lý của máy chủ tại một thời điểm nhất định. Ram server quyết định máy chạy được đồng thời bao nhiêu chương trình cũng như lượng dữ liệu có thể được xử lý ngay tức thời. RAM server có hai loại chính là SDR (Single Data Rate) và DDR (Double Data Rate). Bộ phận này có chức năng ECC (Error Checking and Correction) để kiểm tra và sửa lỗi kịp thời.

Chassis server 

Chassis server là bộ khung để bảo vệ các thành phần phần cứng bên trong máy chủ. Bộ phận này bao gồm RAM, CPU, HDD, Mainboard, và các thành phần khác. Bộ phận này thường giống như một case của máy tính thông thường. Chassis có thể được phân biệt dựa trên kích thước  máy chủ. Bao gồm các dạng như Rack Mount (nằm ngang), Tower server (đứng) và Blade server (thiết kế cho việc triển khai hệ thống server dày đặc). Có nhiều loại chassis khác nhau như 1U, 2U, 3U, hay 4U. Do đó, người dùng có thể chọn loại phù hợp với mục đích sử dụng của họ.

HDD server

HDD server, hay ổ cứng máy chủ, được dùng để lưu trữ dữ liệu bên ngoài. HDD server bao gồm hệ điều hành, các ứng dụng và dữ liệu người dùng. Một máy chủ có thể gắn nhiều HDD để mở rộng dung lượng lưu trữ. Các HDD dành cho máy chủ thường sử dụng chuẩn giao tiếp SCSI, có băng thông cao hơn (600MB/s) và tốc độ vòng quay gần 30% nhanh hơn (10.000RPM). Do đó, HDD giúp tối ưu hóa tốc độ đọc/ghi dữ liệu và kết nối trong hệ thống mạng LAN của các tổ chức và doanh nghiệp.

Card RAID

Card RAID là bộ phận giúp kết hợp các ổ cứng lại với nhau để tạo thành một hệ thống đồng nhất. Bộ phần này bao gồm cơ chế sao lưu và chống lỗi, giúp bảo vệ dữ liệu khi có sự cố vật lý xảy ra.

Tại sao doanh nghiệp cần bảo trì server thường xuyên?

Giúp tăng tuổi thọ của các thiết bị

Tại sao doanh nghiệp cần bảo dưỡng server thường xuyên?
Tại sao doanh nghiệp cần bảo dưỡng server thường xuyên?

Để kéo dài tuổi thọ của thiết bị, server cần thực hiện kiểm tra và bảo trì định kỳ. Điều này giúp doanh nghiệp nhanh chóng phát hiện và khắc phục sớm các dấu hiệu hỏng hóc. Việc vệ sinh và làm sạch bụi cũng đóng vai trò quan trọng. Tưởng chừng như đơn giản nhưng điều này lại giúp hệ thống tản nhiệt tốt hơn. Đồng thời giảm nguy cơ chập cháy hoặc hỏng hóc linh kiện.

Đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru

Để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, cần thường xuyên bảo trì máy chủ để loại bỏ các lỗi phần mềm và cập nhật bản vá bảo mật. Sao lưu dữ liệu định kỳ cũng là biện pháp quan trọng. Việc này giúp bảo vệ dữ liệu khỏi mất mát do lỗi hệ thống hoặc tấn công mạng.

Tiết kiệm chi phí

Tiến hành bảo trì định kỳ cho máy chủ là biện pháp quan trọng để phát hiện và khắc phục các vấn đề tiềm ẩn kịp thời. Từ đó giảm thiểu nguy cơ xảy ra các sự cố lớn có thể gây ra tổn thất tài chính đáng kể. Việc duy trì hệ thống máy chủ theo định kỳ không chỉ giúp tăng cường hiệu suất hoạt động của hệ thống. Bên cạnh đó còn giúp giảm tiêu thụ điện năng và chi phí vận hành.

Nâng cao tính bảo mật

Bảo trì server định kỳ cung cấp cơ hội để cập nhật các bản vá bảo mật mới nhất và khắc phục các lỗ hổng an ninh, giúp giảm thiểu rủi ro của các cuộc tấn công mạng. Việc thường xuyên sao lưu dữ liệu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thông tin khỏi nguy cơ bị đánh cắp hoặc mất mát do các cuộc tấn công mạng.

Xem thêm: Thiết bị mậng doanh nghiệp là gì?

Dịch vụ bảo trì server tại PECO

Bảo trì server là hoạt động vô cùng cần thiết cho doanh nghiệp. Vì thế, doanh nghiệp cần chọn lựa các đơn vị cung cấp IT services chuyên nghiệp và uy tín để thực hiện công việc này. PECO chính là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ bảo trì server cho doanh nghiệp. Với đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao, kết hợp với trang thiết bị luôn được cập nhật mới nhất, chúng tôi cam kết mang đến quý vị dịch vụ bảo trì server tốt nhất hiện nay.

Để biết thêm thông tin chi tiết, quý vị vui lòng liên hệ ngay với PECO nhé!

WordPress Lightbox Plugin