Hệ điều hành là gì? Hệ điều hành là phần mềm được cài đặt trên máy tính để quản lý, điều hành những thiết bị phần cứng như: CPU, RAM,… Cấu tạo của hệ điều hành máy tính gồm: Kernel, Application Programming Interfaces và User Interface. Hệ điều hành máy tính là trung gian kết nối giữa phần cứng với người dùng, giúp bạn truy cập nhanh chóng và quản lý các tài nguyên khác. Đồng thời, nó còn xử lý các xung đột giữa chương trình của hệ thống và những chương trình khác. Có 3 hệ điều hành máy tính được sử dụng phổ biến nhất hiện nay: Windows, macOS và Linux.
Hệ điều hành là gì?
Hệ điều hành máy tính là gì? Hệ điều hành trong tiếng Anh gọi là Operating System (viết tắt: OS) là phần mềm được sử dụng để cài đặt trên những máy tính điều hành, quản lý các thiết bị phần cứng như: RAM, CPU,… và những tài nguyên phần mềm khác. Đồng thời, hệ điều hành còn có vai trò trung gian trong việc giao tiếp giữa người dùng và thiết bị.

Các thành phần của hệ điều hành là gì?
Sau khi đã tìm hiểu hệ điều hành là gì, bạn cần biết những thành phần của hệ điều hành. Hệ điều hành gồm nhiều thành phần và các tính năng khác nhau. Có 3 thành phần cơ bản của hệ điều hành máy tính gồm:
- Kernel: Cung cấp những điều khiển ở mức cơ bản trên các thiết bị phần cứng của máy tính. Từ đó, đảm nhiệm các vai trò gồm: xử lý những lệnh thực hiện, ghi dữ liệu vào bộ nhớ, đọc dữ liệu từ bộ nhớ, xác định dữ liệu nhận và gửi bởi những thiết bị như: bàn phím, màn hình, chuột, xác định cách diễn giải các dữ liệu nhận được từ mạng. Bạn nên biết điều này sau khi tìm hiểu “Hệ điều hành là gì?”.
- User Interface (Giao diện cho người dùng): Cho phép người dùng tương tác thông qua các graphical icons, desktop hoặc một command line. Đây là điều bạn nên biết sau khi tìm hiểu “Hệ điều hành là gì?”.
- Application Programming Interfaces (Giao diện của lập trình ứng dụng): Cho phép những người phát triển ứng dụng viết modular code.
Chức năng của hệ điều hành là gì?
Hệ điều hành máy tính là nơi quản lý thông tin phần cứng gồm: quản lý CPU, quản lý bộ nhớ, thiết bị, mạng và quản lý hệ thống tập tin. Đồng thời, hệ điều hành còn cung cấp những giao diện phù hợp cho người dùng để sử dụng các phần mềm trên máy tính. Ngoài ra, hệ điều hành sẽ tối ưu hóa quá trình hoạt động của máy tính gồm những thao tác hoặc nhập liệu. Đây là điều bạn nên biết sau khi tìm hiểu “Hệ điều hành là gì?”.
Vậy chức năng và nhiệm vụ chính của hệ điều hành là gì? Hệ điều hành là điểm trung gian kết nối giữa phần cứng và người dùng, giúp bạn truy cập nhanh chóng, vận hành những tài nguyên khác. Đồng thời, nó còn xử lý những xung đột xảy ra giữa chương trình của hệ thống và các chương trình khác mà bạn sử dụng. Hỗ trợ quản lý tài nguyên của hệ thống và ẩn các chi tiết của tài nguyên phần cứng từ người dùng. Bạn cần biết điều này sau khi tìm hiểu “Hệ điều hành là gì?”.

Các hệ điều hành máy tính phổ biến
Hệ điều hành Windows
Từ trước đến nay, Windows là hệ điều hành được nhiều người sử dụng nhất. Hệ điều hành Windows là gì? Microsoft Windows (còn gọi là Windows) là tên của hệ điều hành dựa trên giao diện của người dùng đồ họa, được phát triển và phân phối bởi Microsoft. Microsoft gồm những dòng hệ điều hành, mỗi dòng trong số đó phục vụ một phần cụ thể của ngành công nghiệp máy tính. Đây là điều mà bạn nên biết sau khi tìm hiểu “Hệ điều hành là gì?”.
Hiện nay, hệ điều hành Windows 10 và Windows 7 là hai phiên bản được sử dụng nhiều nhất. Hệ điều hành Windows 7 chú trọng đến việc tích hợp nhiều tính năng nổi bật và có giao diện bắt mắt. Hiện nay, hệ điều hành Windows 7 có 3 phiên bản là Ultimate, Home và Professional, mỗi phiên bản có những tính năng khác nhau.
Hệ điều hành Windows 10 được chính thức ra mắt cuối năm 2015 tại San Francisco, đánh dấu một đỉnh cao mới: Lần đầu tiên những thiết bị cảm ứng hoặc không cảm ứng đều sử dụng chung được với nhau. Đồng thời, giao diện của hệ điều hành Windows 10 cũng được thay đổi: Windows Title được tích hợp vào Menu, Settings thay thế Control Panel,… là điểm cộng xuất sắc của phiên bản mới này.
- Ưu điểm: Dễ sử dụng, phổ biến, có tính ổn định cao, đầy đủ tính năng phục vụ cho công việc và giải trí.
- Nhược điểm: Hệ điều hành Windows không miễn phí nên bạn cần mua bản quyền để sử dụng.

Hệ điều hành macOS
macOS (Macintosh operating system) là hệ điều hành do Apple phát triển và giới thiệu lần đầu vào năm 2001. Ban đầu, hệ điều hành này được gọi là Mac OS X, sau đó được rút thành OS X vào năm 2012 và đến năm 2016, cái tên macOS mới xuất hiện. macOS đã xuất hiện trên nhiều sản phẩm như: laptop, PC All-in-one, desktop và đã có một chỗ đứng nhất định trên thị trường. So với hệ điều hành Windows, tốc độ và độ mượt của macOS hơn hẳn, được người dùng đánh giá ổn định, ít lag. Tuy nhiên, hệ điều hành này khá kén thiết bị nên ít người sử dụng hơn so với Windows. Bạn nên biết điều này sau khi tìm hiểu “Hệ điều hành là gì?”.
- Ưu điểm: Giao diện đẹp, được cài sẵn trong máy tính của Apple và không tốn phí.
- Nhược điểm: Vì số người sử dụng macOS ít nên nhiều phần mềm chưa được phát triển cho hệ điều hành này.

Hệ điều hành Linux
Linux là hệ điều hành mở, bạn có thể sửa đổi hoặc làm bất cứ điều gì trên đó. Giống như macOS và Windows, Linux tập hợp nhiều phần mềm là máy chủ, ngôn ngữ lập trình, môi trường làm việc desktop (KDE và GNOME), hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu và những ứng dụng văn phòng (LibreOffice, OpenOffice). Ngoài ra, Linux còn là hệ điều hành có tính bảo mật cao, tránh được các nguy cơ dính độc, virus. Đây là điều bạn cần biết sau khi tìm hiểu “Hệ điều hành là gì?”.
- Ưu điểm: Bảo mật cao, hoạt động “mượt” và khả năng linh hoạt tốt ngay cả với máy tính có cấu hình yếu, miễn phí.
- Nhược điểm: Ít ứng dụng hỗ trợ trên hệ điều hành Linux, mất thời gian làm quen nếu trước đó bạn đã quen dùng những hệ điều hành khác.

Cách kiểm tra hệ điều hành máy tính
Để biết máy tính đang sử dụng hệ điều hành Windows nào, bạn hãy làm theo những bước dưới đây.
Bước 1: Vào menu Start, gõ “Run” > bấm “Enter”.
Bước 2: Trong cửa sổ Run, gõ “Winver” > bấm “Enter”.

Bước 3: Trong cửa sổ mới xuất hiện, khu vực được khoanh đỏ là nơi hiển thị thông tin về phiên bản hệ điều hành Windows đang sử dụng.

Trên đây là các thông tin cơ bản về hệ điều hành là gì, cấu tạo, chức năng và những hệ điều hành máy tính phổ biến trên thị trường. Hy vọng bạn đã biết thêm những thông tin hữu ích để chọn được hệ điều hành phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu cài hệ điều hành cho máy tính, hãy liên hệ ngay Công ty TNHH Công nghệ PECO để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng!