fbpx

IT Blog

Blog

Kiểm Tra Tốc Độ Mạng Cực Đơn Giản Dễ Làm Theo Tại Nhà

Đôi khi bạn cảm thấy, tốc độ đường truyền của mình không được nhanh như gói mạng đã đăng ký với công ty cung cấp mạng. Bạn nghi ngờ không biết mình có đang được cung cấp đúng gói đã chọn và thanh toán hàng tháng hay không? Hoặc đơn giản bạn muốn kiểm tra xem tốc độ mạng của mình là bao nhiêu? Cùng tham khảo bài viết sau đây mà Peco chia sẻ bên dưới trong việc hướng dẫn các cách kiểm tra tốc độ hệ thống mạng cũng khả năng hoạt động của các thiết bị mạng cực đơn giản tại nhà ngay nào!

Làm thế nào để kiểm tra tốc độ WiFi?

Bài kiểm tra tốc độ mạng chủ yếu đo lường 3 yếu tố chính; bao gồm tốc độ ping, tốc độ tải xuống và tốc độ tải lên
Bài kiểm tra tốc độ mạng chủ yếu đo lường 3 yếu tố chính; bao gồm tốc độ ping, tốc độ tải xuống và tốc độ tải lên

Kiểm tra tốc độ WiFi giúp bạn biết được tốc độ mạng WiFi bạn đang sử dụng là bao nhiêu? Cao hay thấp? Tốc độ ổn định hay không liên tục? Từ đó đưa ra những giải pháp triệt để cho tình trạng này.

Kiểm tra tốc độ Internet

Bài kiểm tra tốc độ mạng chủ yếu đo lường 3 yếu tố chính; bao gồm tốc độ ping, tốc độ tải xuống và tốc độ tải lên. Việc đo lường ba yếu tố này sẽ phản ánh khả năng nhanh hay chậm của mạng WiFi.

+Tốc độ Ping (Ping Rate): Đây là thông số thể hiện độ trễ của mạng. Tốc độ ping là thời gian để một gói được gửi từ máy tính này sang máy tính khác và sau đó nhận được phản hồi. Tốc độ ping càng thấp thì tốc độ mạng WiFi của bạn càng mạnh, ở Việt Nam, tốc độ ping được đánh giá là tốt, thường dưới 50 mili giây (mili giây).
+ Tốc độ tải xuống: Tốc độ tải xuống hay còn gọi tốc độ dowload. Là tốc độ tải dữ liệu từ mạng về máy tính của bạn thông qua mạng internet được tính bằng MBps (megabit / giây).
+ Tốc độ tải lên (upload): Tốc độ tải lên upload hay còn gọi là tốc độ tải dữ liệu từ máy tính lên mạng. Hiện tại, tất cả các mạng WiFi đều sử dụng cáp quang. Nên tốc độ tải lên thường bằng hoặc không chênh lệch nhiều so với tốc độ tải xuống.

Bài kiểm tra tốc độ mạng chủ yếu đo lường 3 yếu tố chính; bao gồm tốc độ ping, tốc độ tải xuống và tốc độ tải lên
Bài kiểm tra tốc độ mạng chủ yếu đo lường 3 yếu tố chính; bao gồm tốc độ ping, tốc độ tải xuống và tốc độ tải lên

Lợi ích của việc kiểm tra tốc độ mạng

Tốc độ mạng nhanh hay chậm được xác định chính xác sau khi trải qua việc kiểm tra nhiều lần . Đặc biệt là đối với các hệ thống mạng internet đã được sử dụng trong một thời gian dài. Nếu tốc độ mạng thấp, cách này sẽ giúp bạn khắc phục nhanh chóng. Để công việc và sinh hoạt hàng ngày của bạn không bị gián đoạn.

Các lưu ý khi kiểm tra tốc độ mạng / wifi

Trước khi kiểm tra tốc độ internet, bạn cần chú ý các vấn đề sau:

• Nếu muốn chọn được công cụ kiểm tra phù hợp. Bạn nên ưu tiên các phần mềm hoặc công cụ có sẵn trong máy tính để kiểm tra tốc độ internet nhé.
• Kiểm tra tốc độ nhiều lần: việc thường xuyên kiểm tra tốc độ đường truyền. Giúp đem lại kết quả chính xác hơn.
• Tắt các thiết bị được kết nối mạng hoặc không dây. Để đảm bảo rằng thiết bị không còn tải xuống tệp hoặc xử lý các tác vụ nặng.
• Khởi động lại máy tính trước khi kiểm tra. Vì khi sử dụng máy tính sẽ có một số ứng dụng chạy nền nên chúng ta cần khởi động lại máy để đem lại kết quả kiểm tra chính xác nhất.
• Để không bị làm chậm kết nối, bạn không nên sử dụng VPN khi kiểm tra nhé. Vì vậy, trước lúc thực hiện việc kiểm tra tốc độ đừng quên tắt chúng đi nhé.

Nên ưu tiên các phần mềm hoặc công cụ có sẵn trong máy tính để kiểm tra tốc độ internet nhé.
Nên ưu tiên các phần mềm hoặc công cụ có sẵn trong máy tính để kiểm tra tốc độ internet

Cách kiểm tra tốc độ internet trên máy tính

Phương pháp 1: Kiểm tra tốc độ mạng thông qua dấu nhắc lệnh (Command Prompt)

Bước 1: Gõ cmd vào ô tìm kiếm => Nhấp vào Chạy với tư cách quản trị viên để mở dấu nhắc lệnh với đặc quyền quản trị viên

Bước 2: Khi cửa sổ mở ra => nhập dòng lệnh ping google.com => nhấn Enter

Các thông số kiểm tra được:

  • Bytes: Kích thước mặc định của gói tin khi gửi.
    Thời gian: Thời gian chờ là độ trễ của việc lướt internet.
    TTL (Thời gian tồn tại): Nếu hệ điều hành là Windows, TTL tối đa là 128. Đối với hệ điều hành Linux và Unix, TTL tối đa là 64. Mỗi lần nó đi qua một bộ định tuyến, TTL sẽ giảm đi 1.
  • Lost: Nếu giá trị này bằng 0 có nghĩa là băng thông của bạn không bị ảnh hưởng bởi nhà cung cấp dịch vụ của bạn.

Phương pháp 2: Kiểm tra tốc độ hệ thống mạng bằng PowerShell

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + X => Nhấn chọn Windows PowerShell (Admin)

Bước 2: Khi cửa sổ mở ra, nhập lệnh (netsh wlan show interfaces) -Match ‘^s+Signal’ -Replace ‘^s+Signals+:s+’,” => Nhấn Enter.
Thông tin hiển thị cường độ tín hiệu WiFi chính xác của router.

Phương pháp 3: Hướng dẫn kiểm tra tốc độ hệ thống mạng qua web Speedtest.net

Bước 1: Tiến hành truy cập vào trang web Speedtest

Bước 2: Click chọn GO

Click chọn GO
Click chọn GO

Bước 3: Chờ và xem kết quả

Sau khi quá trình hoàn tất, tùy thuộc vào tốc độ truyền tải của bạn, có thể mất vài phút để kết quả hiện ra. Kết quả sẽ hiển thị các thông số (độ trễ (ping), tốc độ tải xuống và tải lên.

Phương pháp 4: Hướng dẫn kiểm tra tốc độ hệ thống mạng qua web Speedcheck.org

Hướng dẫn kiểm tra hệ thống mạng với trang web speedcheck.org
Hướng dẫn kiểm tra hệ thống mạng với trang web speedcheck.org

Bước 1: Vào trang web Speedcheck

Bước 2: Click chọn Bắt đầu kiểm tra

Bước 3: Xem kết quả

Tuỳ thuộc vào tốc độ đường truyền của bạn, quá trình này có thể mất một vài phút hoặc một vài giây. Khi quá trình kiểm tra hoàn tất, bạn sẽ thấy giao diện hiển thị độ trễ đo được, tốc độ tải xuống và tải lên cũng như thông tin về mạng bạn đang sử dụng.

Peco – Đơn vị uy tín hàng đầu trong việc bảo trì nâng cấp hệ thống mạng máy tính

Nếu bạn cần dịch vụ CNTT chuyên nghiệp. Hãy đến trực tiếp PECO. PECO sẽ luôn cung cấp những dịch vụ kinh doanh tiết kiệm và tối ưu nhất. Tạo tiền đề để các công ty này tập trung nâng cao năng suất và lợi nhuận.

Thông tin chi tiết về các gói dịch vụ. Hãy liên hệ với PECO ngay hôm nay, bạn nhé.

• Điện thoại: (028) 999 68 2 68
• Hotline/Zalo/Viber: 0963.68.0939
• Email: [email protected]

WordPress Lightbox Plugin