Máy chủ (Server) là gì? Máy chủ gồm có mấy loại và vai trò của nó trong cuộc sống và kinh doanh là gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của PECO. Cùng tìm hiểu nhé!
Máy chủ là gì?
Máy chủ (hay còn được gọi là Server) là một máy tính được kết nối với mạng máy tính hoặc internet, có địa chỉ IP tĩnh và khả năng xử lý cực cao. Trên đó, người ta thường cài đặt thêm các phần mềm nhằm phục vụ cho các máy tính khác truy cập để yêu cầu cung cấp các dịch vụ về lưu trữ và xử lý dữ liệu qua mạng máy tính hoặc một môi trường Internet xác định.

Phân loại
Theo phương pháp xây dựng hệ thống máy chủ
Căn cứ theo phương pháp này, ta có thể chia hệ thống Server thành 3 loại sau:
- Máy chủ vật lý riêng – Dedicated: Đây là hệ thống máy chủ chạy trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt bao gồm: HDD, CPU, RAM, Card mạng,…
- Máy chủ ảo – Virtual Private Server (VPS): Là hệ thống server được tách ra từ máy chủ vật lý bằng phương pháp sử dụng công nghệ ảo hóa. Từ một hệ thống máy chủ vật lý riêng có thể tách ra thành nhiều máy chủ ảo khác nhau. Chúng đều có tính năng tương tự máy chủ vật lý đó và chia sẻ tài nguyên từ máy chủ.
- Máy chủ đám mây – Cloud Server: Loại máy chủ được kết hợp từ nhiều máy chủ vật lý khác nhau cùng hệ thống lưu trữ SAN có tốc độ truy xuất vượt trội giúp server hoạt động nhanh, ổn định, hạn chế mức thấp tình trạng downtime.
Theo chức năng
Căn cứ theo chức năng, ta có thể phân loại như sau:
- Database servers: Server cài đặt phần mềm hệ quản trị cơ sở dữ liệu: MySQL, SQL server,…
- Video Server: Cung cấp đa phương tiện cho website phát cho người dùng phát nội dung đa phương tiện.
- FTP servers: Cung cấp khả năng truyền file an toàn, bảo mật và kiểm soát đường truyền giữa các máy tính.
- Web servers: Server mang website đến với người dùng và kết nối với nhau thông qua giao thức HTTP, nội dung được hiển thị chủ yếu dưới dạng HTML.
- DNS Server: Server phân giải tên miền.
- DHCP server: Server có cài đặt DHCP có chức năng quản lý sự cấp phát địa chỉ IP động và các dữ liệu cấu hình TCP/IP.
Vai trò của máy chủ (Server) là gì?
Server có vai trò chính là lưu trữ, cung cấp và xử lý dữ liệu rồi chuyển đến các máy trạm liên tục 24/7 cho người dùng hay một tổ chức thông qua mạng LAN hoặc Internet. Server có khả năng hoạt động liên tục trong thời gian dài và chỉ tắt khi có sự cố cần bảo trì.

Vai trò của Server đối với doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp, hệ thống Server có chức năng lưu trữ thông tin, quản lý cũng như vận hành các phần mềm. Khi sử dụng hệ thống này, doanh nghiệp chỉ cần tối ưu phần cứng mà không cần phải đầu tư quá nhiều vào những máy trạm cá nhân khác.
Vai trò của Server đối với người dùng đơn lẻ
Đối với những cá nhân sử dụng đơn lẻ, server đóng vai trò là bộ phận lưu trữ và hệ thống vận hành chính các dữ liệu.
Tiêu chí để lựa chọn máy chủ phù hợp
Chi phí
Với những cá nhân hay doanh nghiệp kinh doanh nhỏ lẻ thì nên lựa chọn những gói Hosting có mức giá rẻ, hosting doanh nghiệp hay thuê VPS. Như vậy sẽ tiết kiệm chi phí và dễ dàng quản lý hơn.

Hiệu suất
Nếu bạn cần hiệu suất cao và tốc độ nhanh, bạn nên sử dụng máy chủ vật lý riêng biệt sẽ hạn chế được tắc nghẽn và tránh được các rủi ro hơn việc sử dụng chung tài nguyên.
Tính linh hoạt và nâng cấp mở rộng
Nếu bạn quan tâm đến tính linh hoạt và khả năng nâng cấp, mở rộng quy mô công việc thì nên thuê VPS riêng. Hình thức này sẽ phù hợp bởi tính linh hoạt chuyển đổi và nâng cấp để đáp ứng lưu lượng truy cập lớn hơn.
Bảo mật
Để có thể đảm bảo website được hoạt động xuyên suốt mà không bị ảnh hưởng bởi kẻ xấu tấn công hay spam đến website, bạn nên trang bị thêm công nghệ tấn công DDoS.
Tổng kết
Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về máy chủ Server mà bạn đang tìm hiểu. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức sâu hơn về server để sử dụng và vận hành chúng dễ dàng hơn.
Nếu quý khách có nhu cầu thuê Server hay các dịch vụ IT chuyên nghiệp hãy đến ngay với PECO. Chúng tôi luôn cung cấp các dịch vụ tối ưu, tiết kiệm nhất cho các doanh nghiệp, tạo tiền đề cho các doanh nghiệp này tập trung vào nâng cao năng suất, doanh thu.
Liên hệ cho chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về các gói dịch vụ:
- Điện thoại: (028) 999 68 2 68
- Hotline/Zalo/Viber: 0963.68.0939
- Email: [email protected]
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!