fbpx

IT Blog

tường lửa là gì
Blog

Tường Lửa Là Gì? Nhiệm Vụ Và Tác Dụng Của Tường Lửa là Gì?

Hầu hết chúng ta thường nghĩ tường lửa thông thường là một biện pháp bảo vệ an toàn máy tính. Tuy nhiên, tường lửa là gì? Tác dụng của tường lửa để làm gì? Cơ chế hoạt động của tường lửa như thế nào? Chúng ta thực chất vẫn chưa nắm rõ. Bên cạnh đó thì có bao nhiêu loại tường lửa? Tường lửa mạng máy tính và tường lửa nội bộ là gì? Cùng Peco tìm hiểu những kiến thức cơ bản về tường lửa trong bài viết sau đây nhé!

Tường Lửa Là Gì?

Tường lửa (Firewall) hay còn được gọi là tường lửa mạng máy tính hoặc tường lửa nội bộ, là một bức tường rào chắn giữa Local Network (mạng nội bộ) với một mạng khác nhằm điều khiển lưu lượng vào ra giữa hai mạng này. Tường lửa được biết đến như một công cụ hay phần mềm hoặc có thể là cả hai được tích hợp vào hệ thống giúp ngăn chặn truy cập trái phép, virus xâm nhập… đảm bảo bảo vệ an toàn các nguồn thông tin nội bộ.

tác dụng của tường lửa
Tường lửa (Firewall) là gì?

Tác Dụng Của Tường Lửa Là Gì?

Tường lửa có tác dụng lọc lưu lượng từ các nguồn truy cập độc hại, nguy hiểm. Các tác nhân nguy hiểm như hacker, virus có thể phá hoại, làm tê liệt hệ thống máy tính. Các nguồn truy cập vào hoặc ra giữa mạng nội bộ và các mạng khác đều thông qua tường lửa. Vì thế, tường lửa còn có tác dụng phân tích, theo dõi lưu lượng truy cập từ nguồn truy cập. Sau đó, tường lửa sẽ quyết định làm gì với các luồng truy cập đáng ngờ như khoá nguồn dữ liệu không cho phép truy cập hoặc theo dõi các giao dịch đáng ngờ trên mạng dữ liệu.

tác dụng của tường lửa mạng máy tính
Tường lửa có tác dụng lọc lưu lượng từ các nguồn truy cập độc hại, nguy hiểm

Các Nhiệm Vụ Của Tường Lửa Là Gì?

Sau khi tìm hiểu về tường lửa cũng như tác dụng của tường lửa là gì thì ta cùng đi qua một số nhiệm vụ của tường lửa khi hoạt động nhé. Nhiệm vụ chính của tường lửa là gì? Tường lửa có rất nhiều nhiệm vụ trong quá trình hoạt động, cụ thể:

        Được cấp quyền cho phép/ vô hiệu hoá các dịch vụ, nguồn truy cập ra bên ngoài. Cùng với đó đảm bảo các thông tin đó chỉ xuất hiện trong mạng nội bộ.

        Được cấp quyền cho phép hoặc vô hiệu hoá các dịch vụ, luồng thông tin muốn truy cập vào mạng nội bộ từ bên ngoài.

        Phát hiện và ngăn chặn kịp thời các cuộc tấn công, xâm nhập độc hại đến từ bên ngoài.

        Giúp bạn kiểm soát các luồng thông tin, địa chỉ truy cập. Bạn có thể tùy chỉnh lệnh cấm hoặc cho phép với các địa chỉ truy cập mong muốn.

        Hỗ trợ kiểm soát lưu lượng truy cập hoặc truy cập của người dùng.

        Giúp bạn quản lý cũng như kiểm soát các luồng dữ liệu trên mạng nội bộ.

        Xác thực các quyền truy cập từ các địa chỉ truy cập, các mạng khác.

        Hỗ trợ kiểm tra các nội dung thông tin cũng như các gói tin lưu chuyển trên hệ thống.

        Xác thực quyền truy cập.

        Chọn lọc các gói tin lưu chuyển dựa trên địa chỉ nguồn, đích, số Port và giao thức mạng.

        Phát hiện và thông báo cho người quản trị khi có người cố gắng truy cập, xâm nhập hệ thống mạng.

        Bảo vệ tài nguyên trước các sự đe dọa độc hại đến bảo mật.

        Giúp bạn sử dụng nhiều đường truyền mạng (cụ thể Internet) cùng một lúc. Firewall sẽ cân bằng và chia tải cho các đường truyền mạng hoạt động một cách ổn định hơn nhiều.

        Chọn lọc các ứng dụng, giúp bạn ngăn chặn những ứng dụng mà bạn không cho phép truy cập.

firewall
Tường lửa giúp bạn xác thực quyền truy cập

Cách Thức Hoạt Động Của Tường Lửa Như Thế Nào?

Trên thực tế, có rất nhiều dữ liệu hợp pháp cần được cấp phép vào hoặc ra khỏi hệ thống máy tính khi có kết nối từ mạng dữ liệu. Vì thế mà các công việc của một Firewall khá khó khăn bởi chúng cần xác định được sự khác biệt giữa các luồng dữ liệu độc hại và các luồng hợp pháp.

Quá trình hoạt động của Firewall thường được thực hiện ẩn nên người dùng sẽ không nhìn thấy cũng như không cần phải tương tác. Firewall có thể sử dụng luật lệ hay ngoại lệ để cấp quyền, làm việc với các liên kết tốt. Hay chúng cũng có thể dùng các quyền này để loại từ các kết nối độc hại muốn xâm nhập.

tường lửa mạng máy tính
Firewall có thể dùng các quyền này để loại từ các kết nối độc hại muốn xâm nhập

Xem thêm: Máy Tính Doanh Nghiệp Bị Chậm Và Cách Khắc Phục

Nhược Điểm Của Tường Lửa Là Gì?

Tường lửa đem đến cho bạn nhiều tính năng tuyệt vời và hữu ích. Tường lửa giúp bạn bảo vệ an toàn bảo mật cũng như những lợi ích của người dùng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều mặt hạn chế của tường lửa như:

        Tường lửa đơn thuần là một công cụ máy móc hỗ trợ ngăn chặn từ các thao tác xâm nhập thông tin không mong muốn. Tuy nhiên, nó vẫn có giới hạn trong việc phân biệt nội dung tốt và xấu. Vì thế, bạn cũng cần phải xác định rõ thông số địa chỉ truy cập để tường lửa có thể hỗ trợ tối ưu nhất.

        Tường lửa cũng có những lỗ hổng nhất định. Nó sẽ không thể ngăn chặn được các sự xâm nhập mà không đi qua tường lửa. Ví dụ như Firewall không thể ngăn chặn các cuộc xâm nhập độc hại từ đường dial-up; hoặc rò rỉ thông tin bởi sự sao chép dữ liệu bất hợp pháp ra nguồn đĩa mềm.

        Data-driven Attack (Tấn công bằng dữ liệu) sẽ gây khó khăn cho Firewall trong quá trình ngăn chặn xâm nhập. Tường lửa không thể hiện nhiệm vụ rà soát, quét và diệt virus trên các dữ liệu đi qua nó do sự xuất hiện nhanh chóng và liên tục của virus. Đồng thời là các mã hoá dữ liệu thoát khỏi khả năng của Firewall.

Tuy xuất hiện một số mặt hạn chế nhất định. Chúng ta không thể phủ nhận Firewall là một giải pháp hữu hiệu hàng đầu được sử dụng rộng rãi và phổ biến hiện nay.

Nhược điểm
Tường lửa cũng có những lỗ hổng nhất định. Nó sẽ không thể ngăn chặn được các sự xâm nhập mà không đi qua tường lửa

Tạm Kết

Chúng ta vừa tìm hiểu về tường lửa, tường lửa mạng máy tính, tường lửa mạng nội bộ, tác dụng của tường lửa là gì? Nhiệm vụ cũng như nhược điểm của tường lửa là gì ở bài viết trên. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tường lửa cũng như những công dụng của tường lửa mang lại. Nếu bạn đang gặp các vấn đề liên quan đến tường lửa, hãy liên hệ Peco để được giải đáp những thắc mắc. Peco chuyên cung cấp IT Services giúp khách hàng bảo mật tối ưu cũng như xử lý các vấn đề kỹ thuật cho khách hàng. Theo dõi Peco trong những bài viết sắp tới để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

WordPress Lightbox Plugin