fbpx

IT Blog

Quản Trị Mạng Máy Tính Là Gì? Cụ Thể Về Công Việc Của Quản Trị Mạng Máy Tính
Blog

Quản Trị Mạng Máy Tính Là Gì?

Trong thời đại bùng nổ công nghệ 4.0, Quản trị mạng máy tính được xem là ngành học quyền lực trong hệ thống mạng. Nó chính là mắt xích giúp kết nối và trao đổi giữa các thành phần của xã hội. Vậy quản trị hệ thống mạng máy tính là gì? Công việc của một nhân viên quản trị mạng diễn ra như thế nào? Hãy cùng Peco tìm hiểu qua bài viết bên dưới ngay nhé.

Quản trị mạng máy tính là gì?

Quản trị mạng máy tính là một phần của quản trị mạng. Người làm quản trị mạng máy tính được ví như “chú bảo vệ” giúp đảm bảo an toàn cho hệ thống máy tính. Nhiệm vụ chính của người quản trị mạng máy tính là điều khiển hệ thống mạng của một tổ chức, doanh nghiệp. Vì thế, họ am hiểu về thế giới công nghệ, có kiến thức chuyên sâu về internet, hệ thống phần cứng, phần mềm và cách vận dụng chúng.

Nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống, người làm quản trị mạng máy tính được ví như "chiến thần bảo vệ" nghiêm ngặt
Nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống, người làm quản trị mạng máy tính được ví như “chiến thần bảo vệ” nghiêm ngặt

Quản trị viên mạng máy tính là vị trí không thể thiếu trong các doanh nghiệp. Tùy theo quy mô và lĩnh vực hoạt động mà số lượng quản trị viên dao động khác nhau. Thông thường, ở những doanh nghiệp vừa và nhỏ cần trên dưới 5 quản trị viên. Những doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin quy mô lớn như hãng hàng không, ngân hàng, bảo hiểm,… con số này có thể lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm người.

Quản trị mạng máy tính học gì?

Học ngành Quản trị mạng máy tính bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu về: khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, kỹ thuật phần mềm, mạng máy tính và truyền thông,… Cùng với đó là các kỹ năng nghiệp vụ cần thiết như:

  • Quản trị hệ thống
  • Cài đặt phần mềm
  • Hỗ trợ kỹ thuật
  • Cấu hình mạng, cấu hình hệ thống
  • Linux và Unix
  • Tường lửa
  • Lên kế hoạch, quản trị dự án
  • Tổ chức, sắp xếp
  • Giải quyết sự cố

Công việc của một nhân viên quản trị mạng máy tính

Quản trị viên mạng máy tính là vị trí không thể thiếu trong các doanh nghiệp
Quản trị viên mạng máy tính là vị trí không thể thiếu trong các doanh nghiệp

Các công việc hàng ngày và kỹ năng thị trường cần có của một quản trị viên:

  • Cấu hình và duy trì mạng máy tính nội bộ của công ty.
  • Quản lý các công cụ bảo mật mạng, ví dụ như tường lửa, hệ thống diệt virus và phát hiện xâm nhập.
  • Xác định, khắc phục sự cố, giải quyết và ghi lại các vấn đề kết nối và hiệu suất mạng.
  • Cài đặt và hỗ trợ điện thoại đường dây cứng và các thiết bị viễn thông nối mạng khác.
  • Giám sát hiệu suất mạng và tối ưu hóa mạng để có tốc độ và tính sẵn sàng tối ưu.
  • Cài đặt, cấu hình và duy trì phần cứng mạng, ví dụ, router và chuyển mạch Cisco.
  • Triển khai, cấu hình và nâng cấp phần mềm mạng, chẳng hạn như chương trình chuẩn đoán hoặc diệt virus doanh nghiệp.
  • Triển khai và duy trì các hệ thống sao lưu và khôi phục khẩn cấp cho các máy chủ mạng quan trọng.
  • Quản trị viên mạng có nhiệm vụ điều chỉnh quyền truy cập của người dùng vào các file nhạy cảm để bảo vệ chống lại vi phạm an ninh nội bộ.

Trong các công ty nhỏ hơn, quản trị viên mạng thường chịu trách nhiệm về hỗ trợ máy tính để bàn của người dùng cuối và bảo trì máy chủ cũng như các thiết bị được kết nối mạng khác.

Những công việc liên quan đến ngành quản trị mạng máy tính

Chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem những công việc liên quan đến quản trị mạng là gì để chọn lựa hướng đi tốt nhất.

Kỹ sư mạng

Kỹ sư mạng tập trung vào việc thiết kế và lắp đặt hệ thống và mạng máy tính. Khi mạng đã được cài đặt, các kỹ sư cũng chịu trách nhiệm thực hiện nó một cách hiệu quả, điều đó có nghĩa là họ phải thực hiện các bước khắc phục sự cố khác nhau để phát hiện và loại bỏ bất kỳ “lỗi” nào trong hệ thống.

Nhà phân tích mạng – “Người bảo vệ” hệ thống mạng tính cơ bản cho doanh nghiệp hoặc cá nhân

Một nhà phân tích mạng sẽ phải kiểm tra, xử lý dữ liệu hiện có và xác định phương pháp hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề gặp phải. Các nhà phân tích thường có thể giải quyết vấn đề bằng cách thiết kế một luồng thông tin mới. Tuy nhiên trong một số trường hợp, họ thậm chí có thể cần phải thiết kế một hệ thống hoàn toàn mới.

Một nhà phân tích mạng sẽ phải kiểm tra, xử lý dữ liệu hiện có và xác định phương pháp hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề gặp phải
Một nhà phân tích mạng sẽ phải kiểm tra, xử lý dữ liệu hiện có và xác định phương pháp hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề gặp phải

Bảo mật mạng

Một phần không thể thiếu đó chính là Bảo mật Mạng. Chuyên gia bảo mật chịu trách nhiệm phát triển, triển khai và duy trì một loạt các giải pháp bảo mật CNTT cần thiết như phần mềm chống vi-rút, tường lửa và các hệ thống phát hiện xâm nhập khác nhau.

Hỗ trợ kỹ thuật mạng

Quản trị viên mạng thường liên quan đến việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật mà người dùng mạng cần. Nhân viên Hỗ trợ có thể hỗ trợ qua điện thoại, email để hướng dẫn từng bước  giúp người dùng giải quyết các vấn đề khác nhau về máy tính. Trong một số trường hợp, hỗ trợ kĩ thuật có thể thực hiện sửa chữa mạng máy tính cơ bản từ xa, giúp loại bỏ thời gian và chi phí cho người dùng.

Quản trị viên mạng thường liên quan đến việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật mà người dùng mạng cần
Quản trị viên mạng thường liên quan đến việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật mà người dùng mạng cần

Kỹ thuật viên hiện trường

Nếu bạn làm việc cho một công ty lớn với nhiều chi nhánh; bạn có thể phải làm công việc là kỹ thuật viên hiện trường, những người đi đến các địa điểm khác nhau; để đảm bảo mạng máy tính và thiết bị đang hoạt động đúng. Bạn có thể phải đi đến các văn phòng, nhà riêng, công ty,… để cài đặt và cấu hình theo yêu cầu người dùng.

Tư vấn mạng tự do

Quản trị viên mạng có kinh nghiệm cũng có thể cung cấp dịch vụ cho các công ty trên cơ sở tự do. Chuyên gia tư vấn tự do cung cấp kiến ​​thức chuyên môn của họ trên cơ sở cần thiết, mang đến cho họ quyền tự do lựa chọn và chọn công ty họ muốn làm việc, cũng như thương lượng một tỷ lệ thanh toán phù hợp. Nhược điểm của freelancing là các công việc này có thể gặp khó khăn trong việc duy trì việc làm ổn định trong thời kỳ kinh tế khó khăn.

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về quản trị hệ thống mạng máy tính; đã và đang có rất nhiều bạn đọc quan tâm. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức sâu hơn về quản trị mạng cơ bản; cũng như hệ thống mạng doanh nghiệp; để có thể lựa chọn ngành nghề chính xác nhất và phù hợp với bản thân nhất.

Nếu quý khách có nhu cầu có liên quan đến các dịch vụ IT chuyên nghiệp; hãy đến ngay với công ty PECO chúng tôi. PECO luôn cung cấp các dịch vụ tối ưu, tiết kiệm nhất cho các doanh nghiệp; tạo tiền đề cho các doanh nghiệp này tập trung vào nâng cao năng suất, doanh thu.

Để biết thêm thông tin chi tiết về các gói dịch vụ; liên hệ với PECO chúng tôi ngay qua:

  • Điện thoại: (028) 999 68 2 68
  • Hotline/Zalo/Viber: 0963.68.0939
  • Email: [email protected]
WordPress Lightbox Plugin