fbpx

IT Blog

DNS là gì? Vai trò đối với doanh nghiệp
Nhịp sống số

Vai Trò Không Thể Thiếu Của Giao Thức DNS Với Doanh Nghiệp

DNS Server là một hệ thống phân phối và chuyển đổi tên miền có chức năng đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp. Thế nhưng nhiều người vẫn chưa nắm rõ giao thức DNS được sử dụng như thế nào trong doanh nghiệp. Vậy DNS là gì? Vai trò của DNS như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Giao thức DNS là gì? 

Giao thức DNS là gì?
Giao thức DNS là gì?

DNS (Domain Name System) là hệ thống phân giải tên miền, được phát minh vào năm 1984 cho Internet. DNS chuyển đổi tên miền website thành địa chỉ IP và ngược lại. Vì sự khác biệt giữa ngôn ngữ giao tiếp của con người (tên và chữ viết) và máy tính (dãy số), DNS làm cho việc này trở nên mượt mà. Thao tác này của DNS giúp liên kết các thiết bị mạng với nhau, định vị và gán địa chỉ cụ thể cho thông tin trên internet.

Phân loại DNS theo Server

Phân loại DNS theo Server
Phân loại DNS theo Server

Dưới đây là bốn loại máy chủ DNS quan trọng được phân loại thẻo Server:

DNS Recursor (Máy chủ phản hồi)

Chức năng chính của máy chủ này là nhận truy vấn DNS từ các máy tính hoặc thiết bị truy cập mạng. Sau đó, nó gửi yêu cầu này đến các máy chủ DNS khác để tìm kiếm địa chỉ IP tương ứng của tên miền được yêu cầu.

Root Name Server (Máy chủ tên gốc)

Là máy chủ đặc biệt chịu trách nhiệm cho vùng gốc (Root Zone) của DNS. Nó phản hồi trực tiếp cho các yêu cầu và cung cấp thông tin về các máy chủ DNS Authoritative cho tên miền cấp cao nhất.

TLD Name Server (Máy chủ tên miền cấp cao nhất)

TLD Name Server là máy chủ DNS cấp cao nằm ở mức độ cao nhất của cấu trúc tên miền. Chẳng hạn, khi bạn tìm kiếm www.google.com, máy chủ TLD cho ‘.com’ sẽ phản hồi đầu tiên. Sau đó DNS tiếp tục tìm kiếm máy chủ cho phần ‘Google’.

Authoritative Name Server (Máy chủ định danh)

Đây là máy chủ cuối cùng trong quá trình giải quyết tên miền. Nó chứa bản ghi DNS chính xác cho các tên miền và cung cấp thông tin cụ thể khi có truy vấn từ DNS Recursor.

Chức năng của DNS Server trong doanh nghiệp là gì? 

Chức năng trong doanh nghiệp là gì?
Chức năng trong doanh nghiệp là gì?

DNS Server trong doanh nghiệp có nhiệm vụ chính là chuyển đổi giữa tên miền và địa chỉ IP. Bên cạnh đó, DNS Server còn đảm bảo hiệu suất và bảo mật của hệ thống mạng. Dưới đây là một số chức năng chính:

  • Quản lý tên miền nội bộ: Vì DNS Server thường quản lý tên miền nội bộ nên giúp doanh nghiệp duy trì không gian tên miền nội bộ để định danh và quản lý tài nguyên nội bộ.
  • Chuyển hướng tên miền: DNS Server có thể được cấu hình để chuyển hướng người dùng giữa các tên miền. Ví dụ như khi có thay đổi trong cơ sở hạ tầng mạng.
  • Load balancing: Hỗ trợ load balancing bằng cách phân phối lưu lượng truy cập giữa nhiều máy chủ, cải thiện hiệu suất và đảm bảo sẵn sàng.
  • Bảo mật mạng: DNS Server còn tham gia vào chiến lược bảo mật mạng bằng cách kiểm soát truy cập, ngăn chặn tấn công DNS. Đồng thời cung cấp cơ sở hạ tầng bảo mật.
  • Ghi log và kiểm soát: DNS Server ghi lại thông tin về truy vấn và sự kiện DNS. Điều này giúp quản trị viên theo dõi và kiểm soát hoạt động mạng.

Tất cả chức năng trên đều giúp quản lý mạng và bảo vệ doanh nghiệp khỏi các rủi ro mạng.

Sử dụng DNS như thế nào trong doanh nghiệp? 

Hướng dẫn cách sử dụng DNS Server trong doanh nghiệp
Hướng dẫn cách sử dụng DNS Server trong doanh nghiệp

Sử dụng DNS như thế nào trong doanh nghiệp? Để triển khai DNS trong môi trường doanh nghiệp, có các bước quan trọng như sau:

Lựa chọn DNS Server

  • Sử dụng DNS Server nội bộ: Doanh nghiệp có thể triển khai và quản lý DNS Server riêng biệt để giữ sự kiểm soát và bảo mật.
  • Sử dụng DNS Server của bên thứ ba: Lựa chọn sử dụng DNS Server từ nhà cung cấp bên ngoài nếu doanh nghiệp muốn giảm gánh nặng quản lý và duy trì.

Thiết lập DNS Server

  • Cấu hình địa chỉ IP: Xác định và cấu hình địa chỉ IP của DNS Server. Nhằm chỉ định các trang web, ứng dụng, và dịch vụ mà doanh nghiệp muốn truy cập.
  • Thiết lập các bản ghi DNS: Sử dụng các bản ghi DNS như A (Address) hoặc CNAME (Canonical Name) để kết nối tên miền với địa chỉ IP hoặc tên miền khác.

Cấu hình máy tính trong mạng

  • Đặt DNS Server trong cấu hình mạng: Cấu hình máy tính trong mạng để sử dụng DNS Server của doanh nghiệp. Đảm bảo rằng các yêu cầu DNS được định hình đúng cách.
  • Sử Dụng DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol): Nếu có, cấu hình máy chủ DHCP để phân phối địa chỉ IP của DNS Server cho các máy tính trong mạng.

Bằng cách thực hiện các bước trên, doanh nghiệp có thể hiệu quả sử dụng DNS để quản lý và định hình quy trình truy cập mạng. Đồng thời đảm bảo sự ổn định và bảo mật của hệ thống.

Tổng quan

Bài viết trên đã cung cấp cái nhìn tổng quan nhất về giao thức DNS. Bên cạnh đó là cách sử dụng DNS như thế nào trong doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp của bạn đang muốn tìm dịch vụ cho thuê DNS Server, PECO hân hạnh được đồng hành. 

PECO là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ IT Services chuyên nghiệp và uy tín. Các dịch vụ nổi bật mà PECO mang đến như dịch vụ cài đặt phần mềm chống virus cho doanh nghiệp, dịch vụ bảo mật server doanh nghiệp hay dịch vụ bảo trì các thiết bị công nghệ công ty,… Hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết nhé! 

WordPress Lightbox Plugin